Thầy !
Con không thể về chùa, không dám gọi điện thoại về cho Thầy. Con chỉ mong ai đó biết con là học trò Thầy, gửi những dòng chữ này về cho Thầy !
Mười năm trước, con quỳ dưới chân Thầy. Thầy đặt cho con thêm một cái tên mới Diệu Chân. Sự chân thật kì diệu, dù cho mình đúng hay sai thì cũng phải can đảm chấp nhận, không chối cãi. Năm năm trước, khi con trong cơn thập tử nhất sinh do chính sai lầm trong cuộc đời mình. Thầy ở rất xa, Thầy đốt nhang cùng chư tăng tụng kinh cầu nguyện cho con. Chuyện qua rồi , Thầy không nhắc lại. Mấy tháng trước khi con chạy trốn khỏi vòng vây an ninh. Con tìm về chân núi cũ trong bóng đêm thăm thẳm, Thầy đã kể chuyện vui cho con, Thầy không hỏi con chuyện thế sự, Thầy dạy con không trốn tránh, Thầy nhắc lại cho con những bài học cũ.
Hôm nay, con đang đối mặt với nguy hiểm sống chết trên con đường mà con đã chọn. Con cũng không biết tại sao con có thể đi đến tận thời điểm này ? Diệu Chân ăn hại đồng đội ngày nào giờ phải tự mình thắp đuốc mà đi rồi Thầy ơi ! Con biết xung quanh con bây giờ là gì ? Con cảm nhận ra tất cả và con chấp nhận tất cả. Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục ? Ai cũng ngồi chờ thì ai sẽ làm đây ? Đức Phật không dạy con người chạy trốn, Đức Phật càng không dạy ta hèn nhát. Đúng không Thầy ? Con nhớ Thầy từng nói : "trong một trận chiến , ai làm chủ nổi sợ kẻ đó đã có một nửa chiến thắng". Con không sợ nhưng thật đáng tiếc là kẻ con đang đối mặt cũng không biết sợ.
Có hai loại người không biết sợ : "loại thứ nhất là chính nhân quân tử, bậc đại giác ngộ, thiện tri thức. Loại thứ hai là loại cùng hung cực ác". Con thì chắc chắn không phải là quân tử gì rồi! Vì con vừa ăn hại, vừa nhây nữa. Còn kẻ kia thì đúng là loại cùng hung cực ác thiệt.
Trong khi thiên hạ vuốt râu hùm viết bài chế diễu, con lại thấy ẩn chứa sau đó là sự nguy hại vô cùng. Hắn không kiếu bệnh, hắn không trốn tránh phút cuối. Hắn đối mặt trâng tráo, hắn rao giảng đạo đức, hắn vô cảm với tất cả...... Thái độ đó là thái độ của kẻ không còn biết sợ là gì nữa. Nếu ai nói hắn sợ thì người đó sai rồi. Hắn còn gì để sợ, hắn còn cảm xúc đâu nữa để đau. Đây là giây phút hắn cực kì bình tĩnh, sâu sắc, tàn nhẫn, lạnh lùng khôn cùng. Tâm thế của một con hổ hung hãn nhưng bước chân uyển chuyển nhẹ nhàng sẵn sàng sát thương bất cứ kẻ nào. Con đã từng đối mặt con người này một lần Thầy ạ ! Con đã thấy ánh mắt thâm trầm, lạnh lùng, tàn ác. Đáng tiếc dù cùng hung cực ác thì cuối cái ác vẫn là nỗi sợ. Con người hung ác vì lợi dưỡng của mình. Chỉ cần còn suy tính là còn sợ hãi. Tuy nhiên con biết trong thời khắc này hắn không nghĩ rằng hắn biết sợ. Vì hắn đang trong tâm thế ra trận quyết chiến. Nỗi sợ hãi của một con mãnh thú bị dồn từng bước vào chân tường. Hoặc là khiến nó gầm lên cắn càn. Hoặc là khiến nó biến nỗi sợ thành sức mạnh âm thầm tìm thế vồ chết đối thủ.
Diệu Chân bây giờ không còn có thể chuyện gì cũng chạy về hỏi Thầy nữa. Con phải tự mò mẫm con đường mình đi, lần dò từng chút một. Không ai nói cho con biết con phải làm sao. Đức Phật cũng vậy luôn, ngài Địa Tạng Bồ Tát của con cũng chỉ nhìn con cười mà thôi. Con phải tự mình vận dụng tất cả những gì Thầy từng dạy.
Nếu thời gian quay lại, con hứa sẽ học hành siêng năng hơn, chịu nghe thầy giảng giải hơn. Diệu Chân muốn về chùa nói chuyện với Thầy, muốn nằm ngủ trên chiếc võng dưới hàng cây, muốn được tranh luận kinh thư như năm nào, muốn hỏi Thầy những câu cắc cớ để rồi được trả lời bằng những câu hỏi giản đơn. Thầy đã dạy con bằng những câu hỏi tưởng chừng như dễ dàng mà đầy triết lý nhân sinh. Dạy con nghe tiếng khóc của chính mình, dạy con thẩm thấu nỗi đau của đồng loại, dạy con biết hổ thẹn khi bỏ qua nỗi đau của người khác, dạy con không phải làm thiện để giúp người mà là giúp mình không cắn rứt, là lương thực để nuôi dưỡng lương tâm.
Trận chiến này con sẽ đi đến cùng để làm bài học cho những trận chiến sau. Để một mai nhìn lại con không phải cắn rứt vì mình đánh rơi lương tâm của mình. Để có một ngày không hổ thẹn quay về mắc võng dưới gốc cây bên hiên chùa cũ .
Say trong men chiến thắng ảo tưởng là con đường dẫn tới huyệt mộ thê lương nhanh nhất !
Con không thể về chùa, không dám gọi điện thoại về cho Thầy. Con chỉ mong ai đó biết con là học trò Thầy, gửi những dòng chữ này về cho Thầy !
Mười năm trước, con quỳ dưới chân Thầy. Thầy đặt cho con thêm một cái tên mới Diệu Chân. Sự chân thật kì diệu, dù cho mình đúng hay sai thì cũng phải can đảm chấp nhận, không chối cãi. Năm năm trước, khi con trong cơn thập tử nhất sinh do chính sai lầm trong cuộc đời mình. Thầy ở rất xa, Thầy đốt nhang cùng chư tăng tụng kinh cầu nguyện cho con. Chuyện qua rồi , Thầy không nhắc lại. Mấy tháng trước khi con chạy trốn khỏi vòng vây an ninh. Con tìm về chân núi cũ trong bóng đêm thăm thẳm, Thầy đã kể chuyện vui cho con, Thầy không hỏi con chuyện thế sự, Thầy dạy con không trốn tránh, Thầy nhắc lại cho con những bài học cũ.
Hôm nay, con đang đối mặt với nguy hiểm sống chết trên con đường mà con đã chọn. Con cũng không biết tại sao con có thể đi đến tận thời điểm này ? Diệu Chân ăn hại đồng đội ngày nào giờ phải tự mình thắp đuốc mà đi rồi Thầy ơi ! Con biết xung quanh con bây giờ là gì ? Con cảm nhận ra tất cả và con chấp nhận tất cả. Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục ? Ai cũng ngồi chờ thì ai sẽ làm đây ? Đức Phật không dạy con người chạy trốn, Đức Phật càng không dạy ta hèn nhát. Đúng không Thầy ? Con nhớ Thầy từng nói : "trong một trận chiến , ai làm chủ nổi sợ kẻ đó đã có một nửa chiến thắng". Con không sợ nhưng thật đáng tiếc là kẻ con đang đối mặt cũng không biết sợ.
Có hai loại người không biết sợ : "loại thứ nhất là chính nhân quân tử, bậc đại giác ngộ, thiện tri thức. Loại thứ hai là loại cùng hung cực ác". Con thì chắc chắn không phải là quân tử gì rồi! Vì con vừa ăn hại, vừa nhây nữa. Còn kẻ kia thì đúng là loại cùng hung cực ác thiệt.
Trong khi thiên hạ vuốt râu hùm viết bài chế diễu, con lại thấy ẩn chứa sau đó là sự nguy hại vô cùng. Hắn không kiếu bệnh, hắn không trốn tránh phút cuối. Hắn đối mặt trâng tráo, hắn rao giảng đạo đức, hắn vô cảm với tất cả...... Thái độ đó là thái độ của kẻ không còn biết sợ là gì nữa. Nếu ai nói hắn sợ thì người đó sai rồi. Hắn còn gì để sợ, hắn còn cảm xúc đâu nữa để đau. Đây là giây phút hắn cực kì bình tĩnh, sâu sắc, tàn nhẫn, lạnh lùng khôn cùng. Tâm thế của một con hổ hung hãn nhưng bước chân uyển chuyển nhẹ nhàng sẵn sàng sát thương bất cứ kẻ nào. Con đã từng đối mặt con người này một lần Thầy ạ ! Con đã thấy ánh mắt thâm trầm, lạnh lùng, tàn ác. Đáng tiếc dù cùng hung cực ác thì cuối cái ác vẫn là nỗi sợ. Con người hung ác vì lợi dưỡng của mình. Chỉ cần còn suy tính là còn sợ hãi. Tuy nhiên con biết trong thời khắc này hắn không nghĩ rằng hắn biết sợ. Vì hắn đang trong tâm thế ra trận quyết chiến. Nỗi sợ hãi của một con mãnh thú bị dồn từng bước vào chân tường. Hoặc là khiến nó gầm lên cắn càn. Hoặc là khiến nó biến nỗi sợ thành sức mạnh âm thầm tìm thế vồ chết đối thủ.
Diệu Chân bây giờ không còn có thể chuyện gì cũng chạy về hỏi Thầy nữa. Con phải tự mò mẫm con đường mình đi, lần dò từng chút một. Không ai nói cho con biết con phải làm sao. Đức Phật cũng vậy luôn, ngài Địa Tạng Bồ Tát của con cũng chỉ nhìn con cười mà thôi. Con phải tự mình vận dụng tất cả những gì Thầy từng dạy.
Nếu thời gian quay lại, con hứa sẽ học hành siêng năng hơn, chịu nghe thầy giảng giải hơn. Diệu Chân muốn về chùa nói chuyện với Thầy, muốn nằm ngủ trên chiếc võng dưới hàng cây, muốn được tranh luận kinh thư như năm nào, muốn hỏi Thầy những câu cắc cớ để rồi được trả lời bằng những câu hỏi giản đơn. Thầy đã dạy con bằng những câu hỏi tưởng chừng như dễ dàng mà đầy triết lý nhân sinh. Dạy con nghe tiếng khóc của chính mình, dạy con thẩm thấu nỗi đau của đồng loại, dạy con biết hổ thẹn khi bỏ qua nỗi đau của người khác, dạy con không phải làm thiện để giúp người mà là giúp mình không cắn rứt, là lương thực để nuôi dưỡng lương tâm.
Trận chiến này con sẽ đi đến cùng để làm bài học cho những trận chiến sau. Để một mai nhìn lại con không phải cắn rứt vì mình đánh rơi lương tâm của mình. Để có một ngày không hổ thẹn quay về mắc võng dưới gốc cây bên hiên chùa cũ .
Say trong men chiến thắng ảo tưởng là con đường dẫn tới huyệt mộ thê lương nhanh nhất !
No comments:
Post a Comment